Phần Lan sẽ thu phí nhưng đầu vào có dễ không?

Khi nhắc đến du học Phần Lan, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chính sách miễn 100% học phí cho tất cả các chương trình đại học, sau đại học. Từ khóa nhập học mùa thu 2017, Phần Lan sẽ thu phí đối với sinh viên quốc tế để có thêm nguồn thu đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo.. Với mức học phí trung bình 10.000 Euro, nhiều HSSV Việt Nam đã phải ngậm ngùi chia tay ước mơ du học Phần Lan.

Phần Lan là quốc gia nổi tiếng về nền kinh tế sáng tạo của châu Âu

Việc gì cũng có mặt tích cực, Phần Lan thu học phí đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ được học tập trong điều kiện giảng dạy tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng khắt khe và cũng là thời điểm ta nhìn nhận và đánh giá lại giáo dục Phần Lan. Liệu có phải quốc gia này miễn học phí vì không chất lượng?
Miễn 100% học phí là ưu điểm lớn của giáo dục Phần Lan nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của nhiều người về chất lượng đào tạo nơi đây. Một số người chỉ chăm chăm đến việc được miễn học phí mà bỏ quên hoặc hiểu sai về việc Phần Lan cũng không hề kém cạnh những quốc gia khác về chương trình đào tạo. Nơi đây được ca ngợi là “nền giáo dục thiên đường” với việc không đè nặng áp lực thi cử mà chú trọng việc phát huy những tố chất, tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân thông qua hình thức học tập độc lập cùng tư duy mở rộng. Nhờ vào đó, người Phần Lan luôn nổi tiếng trên thế giới về sự sáng tạo và góc nhìn khách quan đa chiều, điều được rèn luyện trong những tháng học tập trên ghế nhà trường.

Phần Lan chú trọng vào yếu tố độc lập trong phương pháp đào tạo

Sinh viên quốc tế khi tham gia học tập và nghiên cứu tại Phần Lan, sẽ được tôi luyện những kiến thức và kĩ năng tương tự, rũ bỏ những suy nghĩ hạn hẹp theo lối mòn để vươn vai trở thành những chuyên viên có tầm nhìn bên cạnh trình độ chuyên môn vững chắc. Là đất nước có khí hậu vào mùa đông khá khắc nghiệt khi nhiệt độ có lúc xuống đến dưới -20oC, Xứ sở Ngàn hồ như chìm đắm trong màu tuyết trắng xen lẫn nét chấm phá từ những cánh rừng bất tận, biểu tượng cho lối sống gần gũi với thiên nhiên của cư dân. Nhưng có lẽ vì sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho người Phần Lan rèn luyện được ý chí và nghị lực, luôn làm việc với lòng đam mê bất tận cùng sự yêu cầu kết quả tốt nhất cho mọi việc. Điều này cũng tác động mạnh mẽ đến những du học sinh đến với Phần Lan vào mỗi năm, các em học cách tự lập, chăm sóc tốt bản thân, quản lý thời gian, cân bằng giữa việc học tập và giải trí trong tiết trời vô cùng khắc nghiệt.

Phần Lan có điều kiện khí hậu khá lạnh

Bằng cấp của Phần Lan được công nhận rộng rãi khắp toàn cầu vì đây là nền giáo dục đứng thứ 4 thế giới về chất lượng giảng dạy. Trong niên khóa 2013 – 2014, đã có gần 30.000 HSSV quốc tế đến với Xứ sở Ngàn hồ để tham gia học tập trong những trường đại học thuộc top 5% thế giới về chất lượng giáo dục, dẫn đầu là Đại học Helsinki ở vị trí 76 (theo Times Higher Education Ranking). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại bất kì quốc gia nào hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ tại những nền giáo dục tiên tiến khác mà không gặp bất kì trở ngại nào. Đã từng du học Phần Lan chính là khoảng thời gian sinh viên nên tự hào vì đó là một điểm đến tiếp thu kiến thức và kĩ năng chất lượng không cần phải bàn cãi.

Du học Phần Lan không hề dễ dàng như nhiều người tưởng. Đi đôi với chính sách giáo dục miễn phí hấp dẫn là kì thi đầu vào vô cùng cam go. Các em phải có được kiến thức nền vững chắc, tốt nghiệp THPT, tiếng Anh phải đạt từ IELTS 6.0 trở lên cùng nhiều kĩ năng bổ trợ khác như làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, lắng nghe và chắt lọc thông tin, xác định trọng tâm vấn đề, khả năng tư duy logic…vì vậy những sinh viên đã đáp ứng đủ điều kiện để tham gia học tập tại Phần Lan là những người vô cùng xuất sắc, các em xứng đáng được học tập tại một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét