Cách nhận biết eczema và bệnh vẩy nến

Eczema thường gây ngứa dữ dội, chủ yếu vào ban đêm; còn vẩy nến có thể không ngứa, nếu ngứa, da sẽ rát hoặc đau nhức như kiến cắn.

Điểm giống nhau
Nhiều người khó phân biệt giữa eczema và bệnh vẩy nến vì chúng có những biểu hiện ngoài da giống nhau. Cả 2 bệnh này đều liên quan tới yếu tố di truyền và môi trường, khiến cho da bị đỏ, bong tróc. Những mảng vẩy do eczema và vẩy nến có thể rất thô, làm da đóng thành mảng đen sạm. Chúng hay xuất hiện trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu, ở bàn tay và bàn chân.
Phân biệt eczema và bệnh vẩy nến để có cách điều trị đúng.
Điểm khác biệt
Cảm giác ngứa: Một trong những triệu chứng nặng nhất của eczema là cảm giác ngứa dữ dội, chủ yếu xảy ra vào ban đêm, khiến người bệnh gãi nhiều và có thể chảy máu. 
Đối với người bị vẩy nến, các mảng vẩy có thể không ngứa. Nhưng nếu bị ngứa, da của họ dễ kèm theo rát hoặc đau nhức. Nhiều bệnh nhân cho biết, cảm giác này giống như kiến cắn. Những mảng bong tróc bởi vẩy nến thường xuất hiện bên ngoài khuỷu tay và đầu gối, da đầu, móng tay…
Nguyên nhân gây ngứa: Eczema có thể được kích hoạt bởi một số hóa chất và yếu tố môi trường. Trang Healthgrades của Mỹ thống kê, nguyên nhân chủ yếu gây eczema là chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, clo, bụi, vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc và một số loại thực phẩm. Ngoài ra còn do thay đổi đột ngột về thời tiết, căng thẳng thần kinh.
Trong khi đó, nguyên nhân gây vẩy nến lại liên quan đến chính bản thân người bệnh như dùng một số loại thuốc; căng thẳng thần kinh; hút thuốc lá và uống rượu. Những tổn thương ở da như trầy xước, cháy nắng hay tiêm phòng cũng có thể là nguyên nhân khiến bùng phát bệnh vẩy nến.
Độ tuổi mắc bệnh: Eczema có thể xuất hiện khi còn nhỏ và biến mất ở tuổi trưởng thành. Bệnh vẩy nến thường xảy ra ở người trong độ tuổi 15-35. 
Chất chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm, cua giúp trị bệnh vẩy nến.
Phân biệt rõ eczema và vẩy nến sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợpKhi chắc chắn bị vẩy nến, bạn nên sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.
Trong y học cổ truyền, các thảo dược quý như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi... đều giúp điều trị bệnh vẩy nến. Kem bôi ngoài da chứa các thảo dược này, đặc biệt là có thành phần chính chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm, cua... tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, làm bong sừng, bạt vẩy, giảm tình trạng viêm ngứa, sưng đỏ. Từ đó giúp phòng ngừa, điều trị, ngăn chặn tái phát bệnh vẩy nến.
An San

Đăng nhận xét

0 Nhận xét